Đây là các chỉ số chiều dài, cân nặng thai nhi để mẹ tham khảo theo WHO, các mẹ không cần quá lo lắng nếu thai nhi của mình thiếu hoặc vượt đôi chút so với các chỉ số này.

Các mẹ nên chú ý chiều dài, cân nặng của thai nhi tại 3 cột mốc: tuần 12, tuần 20 và tuần thứ 32 của thai kỳ.

Bảng chiều dài cân nặng thai nhi theo tuần mới nhất theo WHO:

Tuần tuổiChiều dàiCân nặng
Tuần thứ 81.6 cm1 g
Tuần thứ 92.3 cm2 g
Tuần thứ 103.1 cm4 g
Tuần thứ 114.1 cm7 g
Tuần thứ 125.4 cm14 g
Tuần thứ 137.4 cm23 g
Tuần thứ 148.7 cm43 g
Tuần thứ 1510.1 cm70 g
Tuần thứ 1611.6 cm100 g
Tuần thứ 1713 cm140 g
Tuần thứ 1814.2 cm190 g
Tuần thứ 1915.3 cm240 g
Tuần thứ 2016.4 cm300 g
Tuần thứ 2125.6 cm360 g
Tuần thứ 2227.8 cm430 g
Tuần thứ 2328.9 cm501 g
Tuần thứ 2430 cm600 g
Tuần thứ 2534.6 cm660 g
Tuần thứ 2635.6 cm760 g
Tuần thứ 2736.6 cm875 g
Tuần thứ 2837.6 cm1005 g
Tuần thứ 2938.6 cm1153 g
Tuần thứ 3039.9 cm1319 g
Tuần thứ 3141.1 cm1502 g
Tuần thứ 3242.4 cm1702 g
Tuần thứ 3343.7 cm1918 g
Tuần thứ 3445 cm2146 g
Tuần thứ 3546.2 cm2383 g
Tuần thứ 3647.4 cm2622 g
Tuần thứ 3748.6 cm2859g
Tuần thứ 3849.8 cm3083 g
Tuần thứ 3950.7 cm3288 g
Tuần thứ 4051.2 cm3462 g

Thai nhi phát triển hơn so với tuổi thai

Thai nhi có chiều dài đo được dài hơn so với mức bình thường khoảng 3 cm đồng nghĩa với việc bé cưng đang phát triển kích thước lớn hơn so với tuổi thai. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm và kiểm tra để tìm hiểu nguyên nhân.

Thai quá lớn có thể gây khó khăn cho mẹ trong quá trình chuyển dạ và sinh con. Bản thân bé cũng có nguy cơ mắc một số vấn đề sức khỏe như tiểu đường, béo phì, bệnh đường tiêu hóa, nguy cơ mắc bệnh ung thư…

Mẹ sẽ khó ngủ hơn ở những tháng cuối thai kỳ vì thai nhi đã lớn và sắp chuyển dạ, để ngủ ngon giấc hơn mẹ cần nằm trong tư thế thoải mái. Mẹ nên chọn mua những chiếc gối mềm, hình chữ U để kê chân khi ngủ. Cũng như nằm thẳng hoặc nằm nghiêng sang trái sẽ là tư thế thoải mái nhất cho mẹ bầu.

Thai nhi phát triển kém so với tuổi thai

Nếu thai nhi có chiều dài ngắn hơn chiều dài trung bình 3 cm, bác sĩ cũng sẽ thực hiện một vài xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân: Chức năng nhau thai có tốt, có vận chuyển đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi, dây rốn có vấn đề hay không, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu có đảm bảo, các vấn đề ảnh hưởng đến tinh thần của mẹ…

Xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ cách điều chỉnh phù hợp, chẳng hạn thay đổi chế độ dinh dưỡng hay cách thư giãn, nghĩ ngơi hợp lý. Ngoài nguy cơ suy dinh dưỡng, yếu ớt khi lớn lên, trọng lượng thai nhi quá nhỏ còn dẫn đến nguy cơ mắc bệnh viêm phổi, sức đề kháng kém, làm ảnh hưởng sự phát triển trí thông minh…

Trong thời kỳ mẹ không nên để bị ốm vì khả năng cao sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và cân nặng của thai nhi. Mẹ có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh bằng cách cân bằng độ ẩm trong nhà cũng như để í hơn về chế độ ăn uống của mình.

Chúc các mẹ bầu luôn vui vẻ để tận hưởng trọn vẹn khoảng thời gian tuyệt vời này cùng con cưng của mình !

5/5 - (7 votes)

3 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Làm ơn nhập tên bạn ở đây